music Hát | Nhạc Dân ca

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac Inh lả ơi

Hướng dẫn thực hiện: 

1. Tìm hiểu bài hát Inh lả ơi
– Inh lả ơi là bài dân ca Thái (đồng bào dân tộc Thái sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta).
– Thang âm chính của bài: Rê - Mi - Son - La.
– Nhịp 2/4, tốc độ vừa phải.
– Tính chất nhịp nhàng, vui tươi.  
– Cấu trúc của bài dân ca chia thành hai câu hát. Câu 1 gồm 8 ô nhịp từ “Inh lả ơi…” đến “…sáng ngời”; câu 2 gồm 8 ô nhịp “Mùa xuân…” đến hết. 
– Bài hát có âm vực rộng quãng 4: Mi - La.
– Nội dung bài hát ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên mùa xuân núi rừng Tây Bắc.
2. Khởi động giọng hát theo thang âm:
day-hoc-thuc-hanh-am-nhac
3. Tập hát
–  Đọc diễn cảm lời ca.
– Nghe và ghi nhớ giai điệu.
– Hát vocali bằng âm (a/ la) đến khi thuộc giai điệu.
– Ghép lời ca và giai điệu với tốc độ chậm (tập đi tập lại nhuần nhuyễn).
4. Hoàn thiện bài hát
– Thể hiện đúng tốc độ vừa phải; tính chất nhịp nhàng, vui tươi. 
– Hát diễn cảm kết hợp với nhạc đệm.
Lưu ý:
– Bài hát sử dụng kỹ thuật hát liền tiếng, áp dụng linh hoạt các kỹ thuật phát triển giọng hát; nét đặc trưng dân ca miền núi phía bắc là âm thanh trong cao, bay bổng, mềm mại. 
– Khi hát thể hiện đặc trưng âm điệu giọng nói của người miền núi phía bắc rõ lời, tròn tiếng, âm thanh trong cao, mềm mại; chú ý có những ca từ cần hát luyến: “lả” thành “lả à”, “nọong” thành “no òng”, “ngời” thành “ngờ ơi”, “hé” thành “ he è”.
– Tập hát rõ lời, xử lý sắc thái, thể hiện tình cảm của bài hát. Giai điệu đi lên hát to dần, khi giai điệu đi xuống hát nhỏ dần.
– Tập một số động tác nhún nhịp nhàng, nét mặt vui tươi.

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac