music Hát | Nhạc Dân ca

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac Lý cây đa

Hướng dẫn thực hiện: 

1. Tìm hiểu bài hát Lý cây đa 
– Lý cây đa là bài dân ca Quan họ Bắc Ninh.
– Thang âm chính của bài: Pha - Son - La - Si giáng - Đô - Rê. 
– Nhịp  2/4, tốc độ vừa phải.
– Tính chất vui tươi. 
– Cấu trúc của bài dân ca chia thành hai câu hát. Câu 1 gồm 9 ô nhịp từ “Trèo lên ….” đến “…cây đa”; câu  2 gồm 9 ô nhịp từ “Ai đem…..” đến hết. 
– Bài hát có âm vực rộng quãng 7: Si giáng – La.
– Nội dung bài hát nói về nam nữ đi hội mùa xuân với hình ảnh cây đa quen thuộc và điển hình của xứ Kinh Bắc.  
2. Khởi động giọng hát theo thang âm:
day-hoc-thuc-hanh-am-nhac
3. Tập hát
– Đọc diễn cảm lời ca
– Nghe và ghi nhớ giai điệu
– Hát vocali bằng âm (a/ la) đến khi thuộc giai điệu
– Ghép lời ca và giai điệu với tốc độ chậm (tập đi tập lại nhuần nhuyễn)
4. Hoàn thiện bài hát
– Thể hiện đúng tốc độ vừa phải; tính chất vui tươi.
– Hát diễn cảm kết hợp với nhạc đệm
Lưu ý:
– Bài hát sử dụng kỹ thuật hát liền tiếng, áp dụng linh hoạt các kỹ thuật phát triển giọng hát; nét đặc trưng dân ca Quan họ Bắc Ninh là lối hát vang rền, nền nẩy, thể hiện tình cảm, mềm mại, nhẹ nhàng hoặc vui tươi.
– Khi hát thể hiện đặc điểm ngữ điệu giọng nói của người miền bắc rõ lời, tròn tiếng. Lưu ý thể hiện những ca từ có luyến, rung, nẩy trong bài chùm 3 nốt “quán, ngồi, tôi, ai, tang”. Đặc biệt chú ý hát luyến nẩy âm i ở chữ “ngồi” thành “ ngô ồ ối i”, chữ “tôi” hát luyến thành “tô ồ ồi i”
– Tập hát rõ lời, xử lý sắc thái, thể hiện tình cảm của bài hát. Giai điệu đi lên hát to dần, khi giai điệu đi xuống hát nhỏ dần.
 

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac