music Hát | Nhạc Dân ca

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac Đi cấy

Hướng dẫn thực hiện: 

1. Tìm hiểu bài hát Đi cấy
– Đi cấy là bài dân ca Thanh Hoá.
– Thang âm chính của bài: Pha – Son – La – Đô – Rê. 
– Nhịp 2/4, tốc độ vừa phải.
– Tính chất vui tươi, linh hoạt. 
– Cấu trúc của bài dân ca chia thành bốn câu hát. Câu 1 gồm 6 ô nhịp từ “Lên chùa …” đến “…sáng trăng”; câu 2 gồm 4 ô nhịp từ “Ba bốn cô….” đến “…cùng trăng”; câu 3 gồm 7 ô nhịp từ “Thắp đèn…” đến “…cầu cho”; câu 4 gồm 5 ô nhịp từ “Cầu cho…”đến hết.
– Bài hát có âm vực rộng quãng 8: Đô – Đô. 
– Nội dung bài hát là hình ảnh những cô gái trẻ, tràn đầy niềm vui, ước mơ của tuổi trẻ, cùng vui chơi, tăng gia sản xuất, mong cầu cuộc sống yên bình ấm êm, no đủ.
2. Khởi động giọng hát theo thang âm
day-hoc-thuc-hanh-am-nhac
3. Tập hát
– Đọc diễn cảm lời ca
– Nghe và ghi nhớ giai điệu
– Hát vocali bằng âm (a/ la) đến khi thuộc giai điệu
– Ghép lời ca và giai điệu với tốc độ chậm (tập đi tập lại nhuần nhuyễn)
4. Hoàn thiện bài hát
– Thể hiện đúng tốc độ vừa phải; tính chất vui tươi, linh hoạt.
– Hát diễn cảm kết hợp với nhạc đệm.
Lưu ý:
– Bài hát sử dụng kĩ thuật hát liền tiếng, áp dụng linh hoạt các kĩ thuật phát triển giọng hát. Lư ý đặc điểm ngữ điệu giọng nói của người Thanh Hóa thuộc Bắc trung bộ, vùng này vẫn là âm hưởng chính ngữ điệu giọng nói người miền Bắc tròn triếng, rõ lời, vang, mền mại. 
– Chú ý thể hiện những ca từ có luyến luyến “ta, chơi, ngoài, ấm…”; chú ý hát rung luyến nẩy âm i ở chữ “chơi, ngoài, y”.
– Tập hát rõ lời, xử lí sắc thái, thể hiện tình cảm của bài hát. Giai điệu đi lên hát to dần, khi giai điệu đi xuống hát nhỏ dần.
 

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac