Hướng dẫn thực hiện:
1. Tìm hiểu bài hát dân ca Sáng trong buôn
– Sáng trong buôn là bài dân ca Tây Nguyên.
– Thang âm chính của bài: Pha – Son – La – Si – Đô.
– Nhịp: 2/4
– Nội dung: mô tả cảnh đẹp thiên nhiên của buôn làng Tây Nguyên với hình ảnh cuộc sống lạo động vui vẻ của người dân buổi sáng sớm
– Tính chất: vui tươi, nhịp nhàng.
– Cấu trúc của bài dân ca bài chia thành ba câu hát. Câu 1 gồm 10 ô nhịp từ“Ơ Giút in Rin..” đến “..lên nào”; câu 2 gồm 9 ô nhịp từ “gà đã gáy…..” đến “..trai làng”; câu 3 gồm 5 ô nhịp “và kìa..” đến hết.
– Bài hát có âm vực rộng quãng 7: Si – La.
2. Khởi động giọng hát theo thang âm:
3. Tập hát
– Đọc diễn cảm lời ca
– Nghe và ghi nhớ giai điệu
– Hát vocali bằng âm (a/ la) đến khi thuộc giai điệu
– Ghép lời ca và giai điệu với tốc độ chậm (tập đi tập lại nhuần nhuyễn)
4. Hoàn thiện bài hát
– Thể hiện bài hát đúng tốc độ vừa phải; tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
– Hát diễn cảm kết hợp với nhạc đệm.
Lưu ý:
– Bài hát sử dụng kỹ thuật hát liền tiếng, áp dụng linh hoạt các kỹ thuật phát triển giọng hát; nét đặc trưng dân ca miền trung Tây Nguyên là ngân vang, sáng, khỏe khoắn, đầy nội lực.
– Khi hát thể hiện đặc trưng âm điệu giọng nói của người miền trung Tây Nguyên, Khỏe khoắn, vang sáng, mộc mạc. Chú ý thể hiện những ca từ lướt nhanh khỏe khoắn “và kìa chị em, cười đùa trên”, chú ý nhấn trọng âm ở chữ “mau lên”.
– Tập hát tập rõ lời, xử lý sắc thái, thể hiện tình cảm của bài hát. Giai điệu đi lên hát to dần, khi giai điệu đi xuống hát nhỏ dần.