music Hát | Nhạc Dân ca

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac Lý cái mơn

Hướng dẫn thực hiện: 

1. Tìm hiểu bài hát dân ca Lý cái mơn 
– Lý cái mơn là bài dân ca Nam Bộ.
– Thang âm chính của bài: Đô – Mi giáng – Pha – Son – Si giáng 
– Nhịp: 2/4; tốc độ: vừa phải.
– Tính chất: tình cảm, thiết tha. 
– Cấu trúc của bài dân ca chia thành hai câu hát. Theo lời 1, câu 1 gồm 12 ô nhịp từ “Nhớ nhớ ai…” đến “…chăng là”; câu 2 gồm 7 ô nhịp từ “lý tương tư…” đến hết. Lời 2 chia câu hát tương ứng số ô nhịp lời 1.
– Bài hát có âm vực rộng quãng 11: Son – Đố.
– Nội dung bài hát mô tả hình ảnh người con gái hậu phương nhớ mong, chờ đợi người chồng nơi tiền tuyến. Một niềm tin ước mơ chiến thắng, để quê hương yên bình, tươi đẹp. 
2. Khởi động giọng hát theo thang âm:
day-hoc-thuc-hanh-am-nhac
3. Tập hát
– Đọc diễn cảm lời ca
– Nghe và ghi nhớ giai điệu
– Hát vocali bằng âm (a/ la) đến khi thuộc giai điệu
– Ghép lời ca và giai điệu với tốc độ chậm (tập đi tập lại nhuần nhuyễn)
4. Hoàn thiện bài hát
– Thể hiện bài hát đúng tốc độ vừa phải; tính chất tình cảm, thiết tha.
– Hát diễn cảm kết hợp với nhạc đệm.
Lưu ý:
 – Bài hát sử dụng kỹ thuật hát liền tiếng, áp dụng linh hoạt các kỹ thuật phát triển giọng hát; nét đặc trưng dân ca Nam bộ là  mộc mạc, khoan thai, tình cảm. 
– Khi hát thể hiện đặc trưng âm điệu giọng nói của người miền nam chân chất, họ phát âm không chuẩn âm vần, phụ âm như người miền bắc và miền trung. Lưu ý hát luyến “nhờ, vắng, như kêu, điệu, chốn, biên, hay, chăng, hằng, tước, sông, dầm sương ...”, hát láy “để, quê”. 
– Tập hát tập xử lý sắc thái, thể hiện tình cảm của bài hát. Giai điệu đi lên hát to dần, khi giai điệu đi xuống hát nhỏ dần.

day-hoc-thuc-hanh-am-nhac